Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Triệu chứng và những lí do hình thành bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là một trong những căn bệnh thường gặp ở mọi người. Người mắc phải bệnh trĩ có khả năng từ khá nhiều nguyên do khác nhau . Có người mắc phải do chế độ ăn uống nhưng lại có người mắc phải bệnh trĩ do sự biến chứng của nhiều căn bệnh khác. Bài viết sau thường giúp mọi người thường hiểu rõ hơn về triệu chứng và những lí do hình thành bệnh trĩ ngoại.


Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ngoại


Theo các bác sĩ, nguyên do dẫn tới bệnh trĩ ngoại thường do thói quen đại tiện, ăn uống không tốt như sau:

Do thói quen ăn uống không hợp lí:

Một số người hay ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều chất đạm, protein, sử dụng thực phẩm cay nóng, thiếu chất xơ, uống nhiều rượu bia, ít uống nước,… dễ dàng hình thành bệnh trĩ. Do đó việc uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dưỡng chất có thể giúp nhuận tràng , hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh trĩ.


Áp lực ổ bụng tăng cao

lúc đứng hay ngồi quá lâu, ngồi xổm nhiều, hay lúc chị em đang mang thai sẽ khiến áp lực ổ bụng tăng cao. Đây cũng là lí do hình thành dẫn tới trĩ ngoại.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Những phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà thông dụng

Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đang được rất nhiều người sử dụng để điều trị bệnh trĩ, không phải vì họ sợ tốn kém mà đơn giản do tâm lý chung của hầu hết người mắc bệnh trĩ là không muốn thổ lộ bệnh với ai vì ngại. Tuy nhiên việc điều trị bệnh trĩ tại nhà muốn cho hiệu quả cao thì nhất thiết phải thực hiện đúng cách khoa học mới mong mang lại hiệu quả cao. Sau đây là những phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà thông dụng mà bạn nên biết.


Các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà


Bệnh trĩ trước tiên muốn điều trị thì bạn nên xác định chính xác bệnh trĩ thông qua triệu chứng của bệnh trĩ điển hình như: Chảy máu, sa búi trĩ, đau rát khó khăn trong khi đi vệ sinh…những triệu chứng này biểu hiện rõ hay không thường do mức độ của bệnh ở cấp độ nặng hay nhẹ. Tuy nhiên nếu muốn điều trị khỏi trĩ ngay tại nhà dù nặng hay nhẹ thì bạn cũng nên phối hợp các cách như sau:

1. Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ tại nhà


– Xác định loại thuốc cần sử dụng: Điều này còn phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh gây ra có thể dùng thuốc bôi hay thuốc uống, còn phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

 – Sử dụng thuốc đặt: Việc sử dụng thuốc đặt điều trị tại chỗ cũng là phương pháp điều trị trĩ hiệu quả, khi đặt trực tiếp thuốc vào bên trong hậu môn thì thuốc sẽ tác động trực tiếp lên các tình mạch và làm cho chúng chắc lại không còn hiện tượng co thắt giúp bệnh nhân giảm cơn đau hiệu quả.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Bệnh trĩ có thể được hình thành từ những nguyên nhân gì?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến và có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống hằng ngày của người bệnh. Dù đây là căn bệnh phổ biến nhưng dường như không phải ai cũng biết nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này kể cả những người đang điều trị thì họ cũng chỉ biết về nguyên nhân mình mắc phải. Vậy thì bệnh trĩ có thể được hình thành từ những nguyên nhân gì và triệu chứng của bệnh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ và các yếu tố nguy cơ


– Bệnh do đặc thù công việc: những người thường xuyên làm những việc nặng nhọc, khuân vác nặng, thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động (nhân viên công sở) hay phải đứng nhiều (nhân viên bán hàng),… có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Căn nguyên là khi làm việc trong điều kiện và đặc thù như vậy sẽ gây ra áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn dẫn đến việc bị căng quá mức, giảm lưu thông máu và gây nên bệnh trĩ.

– Bệnh trĩ vì thói quen ăn uống: các loại thực phẩm cay nóng, các món ăn dễ gây táo bón, chất kích thích như rượu bia, cà phê… cũng là yếu tố gây ra bệnh trĩ rất cao. Căn nguyên là các loại thức ăn này có thể gây kích thích lên hậu môn dẫn đến giãn tĩnh mạch và sưng phồng làm ảnh hưởng tới việc lưu thông máu tại đây lâu ngày gây ra trĩ.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Rò hậu môn bắt nguồn từ đâu?

Rò hậu môn là căn bệnh có độ nguy hiểm đứng sau bệnh trĩ. Mắc phải căn bệnh này sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và lo sợ bởi những biến chứng của bệnh. Thế thì rò hậu môn bắt nguồn từ đâu và biến chứng của chúng nguy hiểm như thế nào sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Nguyên nhân hình thành rò hậu môn

1. Vệ sinh vùng hậu môn kém

Việc vệ sinh vùng hậu môn kém và nhất là sau khi tiểu phẫu là cơ hội rất tốt cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển, gây viêm nhiễm vùng hậu môn. Việc hậu môn bị viêm nhiễm rất có hại bởi vì chúng sẽ gây nên mủ và sẽ rất khó để lành lại. Khi người bệnh gặp triệu chứng này lâu dần sẽ rất dễ dẫn đến việc hình thành rò hậu môn.

2. Apxe hậu môn

Apxe hậu môn là tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn cấp tính. Đây là triệu chứng tụ mủ quanh vùng hậu môn và lâu ngày chúng sẽ vỡ ra và chảy dịch, lan dần sang những vùng lân cận và dần hình thành những đường rò hậu môn.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Phân loại các dạng rò hậu môn


Rò hậu môn hay còn được dân gian gọi là bệnh mạch lươn, là căn bệnh ngay vùng hậu môn-trực tràng và phổ biến thứ 2 sau bệnh trĩ. Rò hậu môn là căn bệnh được gây ra do nhiễm trùng ở các khe và nhú trong ống hậu môn, từ đó gây nên viêm và tụ mủ ở các tuyến hậu môn giữa hai cơ thắt hậu môn. Sau đó phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của người bệnh.


Chúng ta có thể Phân loại các dạng rò hậu môn như sau:

Rò qua cơ thắt: đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của bệnh apxe vùng hố ngồi trực tràng.

Rò hoàn toàn: lỗ trong và ngoài thông với nhau.

Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có một lỗ hay còn gọi là rò chột.

Rò trong cơ thắt: là loại rò nông là hậu quả của bệnh apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả rất tốt, ít tái phát.



Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo, nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da thường được gọi là rò móng ngựa.

Rò đơn giản: đường rò thẳng ít ngóc ngách.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Người bệnh trĩ nên uống nhiều nước mỗi ngày

Triệu chứng gây khó chịu và thường thấy nhất ở người bệnh trĩ chính là táo bón dài hạn, chính vì thế người bệnh trĩ nên uống nhiều nước mỗi ngày để giúp phân mềm hơn để cải thiện chứng táo bón, giúp cho bệnh không trở nặng hơn.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, trung bình mỗi người cần bổ sung từ khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Người bệnh trĩ thì được khuyên nên uống nhiều nước rau quả, nước trái cây và nhất là các loại quả mọng, sậm màu vì chúng chứa rất nhiều chất làm giảm sưng đau hậu môn do các búi trĩ gây nên, giúp củng cố thành mạch hậu môn cho người bệnh trĩ.


Bệnh nhân có thể sử dụng sữa chua mỗi ngày bởi vì trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Nên uống một ít nước lạnh vào buổi sáng để kích thích đi đại tiện vào đầu giờ sáng, tạo thói quen đều đặn mỗi ngày.