Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Nữ giới có nguyên nhân gây bệnh giang mai khác nam giới không

Giang mai là căn bệnh có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ giới nhưng đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này lại chính là nữ giới. Để biết được nữ giới có nguyên nhân gây bệnh giang mai khác nam giới không thì mọi người có thể tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau.

Bệnh giang mai ở nữ giới nguyên nhân do đâu?


Cũng giống như bệnh giang mai ở nam giới, bệnh giang mai ở phụ nữ thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:


Quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh: Khi nữ giới quan hệ tình dục với người bị bệnh giang mai mà không dùng bao cao su thì chắc chắn sẽ bị lây bệnh.

Các vết trầy xước trên da nữ giới nếu không may bị cọ sát, va chạm vào các ổ bệnh giang mai trên da người bệnh thì nguy cơ nữ giới bị lây bệnh là rất cao. Do đó, cần phải rửa chân tay bằng xà bông diệt khuẩn ngay lập tức khi không may có những va chạm với người mắc giang mai để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.

Đọc thêm: Hiểu thêm về bệnh viêm ống dẫn trứng

Nữ giới cũng có thể bị lây giang mai khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo…

Một số bé gái bị mắc giang mai bẩm sinh là do lây nhiễm từ mẹ. Người mẹ bị giang mai rất dễ lây truyền cho thai nhi qua đường máu và đường sinh đẻ.

Ngoài ra, ôm, hôn người mắc giang mai cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị lây nhiễm giang mai.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Theo các chuyên gia, khi nữ giới bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, trong khoảng 1 – 3 tháng đầu hầu hết không có bất kì biểu hiện bất thường nào. Đây được gọi là thời gian ủ bệnh. Tuy không có biểu hiện, nhưng thời gian này nữ giới vẫn có thể lây bệnh cho người khác thông qua các con đường đã liệt kê ở trên.

Sau giai đoạn ủ bệnh, trên cơ thể nữ giới mắc giang mai bắt đầu xuất hiện săng giang mai. Săng giang mai là những nốt viêm, loét hình tròn hoặc bầu dục có bán kính 1cm – 2cm. Săng giang mai có đặc điểm: trũng, viền mượt, cứng như sụn, màu đỏ, không đau, không ngứa. Săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục của nữ giới như: âm hộ, âm đạo, môi bé, môi lớn.

Ngoài ra, săng giang mai còn xuất hiện ở miệng, môi (nếu quan hệ tình dục bằng đường miệng), hậu môn (nếu quan hệ bằng đường hậu môn), bẹn, đùi, ngón tay, ngón chân… Sau khoảng 6 -8 tuần, săng giang mai sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Đây là dấu hiệu bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Sau một thời gian xoắn khuẩn giang mai lặn vào bên trong, ngấm vào máu, trên da của nữ giới lại xuất hiện những nốt ban màu đỏ hoặc hồng tím trông như những cánh hoa hồng.


Nếu nữ giới mắc giang mai vẫn không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục phát triển và chuyển sang giai đoạn tiếp theo với sự xuất hiện của các gôm, củ giang mai. Các gôm củ giang mai rất dễ vỡ, tạo ra những vết viêm loét. Các vết loét dần khô lại, đóng vảy và khi lành sẽ để lại sẹo trên da người bệnh. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối cùng của bệnh, nữ giới mắc giang mai còn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, viêm màng não, viêm phổi… dẫn đến bại liệt, thần kinh, thậm chí là tử vong.

Đây là căn bệnh khiến cho sinh mạng người bệnh có thể gặp nguy hiểm khi kéo dài nên khi có những triệu chứng cũng như biết được bản thân mắc phải căn bệnh này thì người bệnh hãy đi khám chữa bệnh ngay. Việc khám chữa bệnh ngay khi vừa mắc bệnh sẽ giúp cho người bệnh có thể khỏi bệnh và cũng để ngăn chặn việc bệnh có thể lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM