Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Tìm hiểu sơ lược về vô kinh

Vô kinh hay còn được gọi là bế kinh, là một trong những bệnh lý dễ gặp phải ở phái nữ. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản và nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến sinh mạng người bệnh. Chính vì thế khi thấy bản thân có tình trạng bế kinh thì người bệnh nên đi thăm khám. Tuy nhiên, trước hết người bệnh nên tìm hiểu sơ lược về vô kinh.

Vô kinh là gì ?

Vô kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian quy định, là tình trạng không có kinh tạm thời, liên tục hoặc vĩnh viễn do rối loạn chức năng tuyến yên, buồng trứng, tử cung hoặc âm đạo.



Chu kì kinh nguyệt thường dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nên mất kinh nguyệt trong vòng một chu kì thường không quá nghiêm trọng.Ngược lại, nếu vấn đề không có kinh kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý: Rối loạn nội tiết tố hay chị em đang mắc phải một loại bệnh phụ khoa nguy hiểm.


Phân loại vô kinh


Vô kinh có thể phân thành 2 loại chủ yếu là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát:

1. Vô kinh nguyên phát: Là khi nữ giới đã đến tuổi dậy thì trên 16 tuổi mà vẫn không có dấu hiệu hành kinh. Đa số thời gian bắt đầu hành kinh ở nữ giới là từ 9 đến 18 tuổi trung bình là khoảng 12 tuổi.

Đọc thêm: Nổi mụn nhọt ở hậu môn là biểu hiện của bệnh gì?

2. Vô kinh thứ phát: Khi đã hành kinh nhưng sau đó lại mất kinh một khoảng thời gian, 3 tháng đối với những người có vòng kinh đều và 6 tháng đối với những người có vòng kinh không đều.




Ngoài ra còn có thể phân loại vô kinh thành:

+ Vô kinh sinh lý: Không có kinh trong và sau khi có thai, cho con bú, mãn kinh.

+ Vô kinh bệnh lý: Có thể coi tất cả các loại vô kinh (trừ vô kinh sinh lý) đều là vô kinh bệnh lý.


Nguyên nhân gây ra vô kinh


Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: Một số là do nguyên nhân tự nhiên, một số là do tình trạng bệnh lý và cần được điều trị.

Các nguyên nhân tự nhiên: Mang thai, cho con bú, đã hết tuổi hành kinh hay còn gọi là mãn kinh.

Do bất thường ở bộ phận sinh dục như: Không có tử cung, không có âm đạo, màng trinh không thủng, teo buồng trứng bẩm sinh...

Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp ảnh hưởng đến việc sản xuất progesterone có vai trò quan trọng đối với chức năng của buồng trứng. Nếu tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, progesterone sẽ được sản xuất với số lượng ít gây ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng của buồng trứng mà còn là nhân tố khiến nội mạc tử cung không phát triển toàn diện, từ đó không có hiện tượng bong ra dẫn đến không hình thành chu kì kinh nguyệt.

Yếu tố tâm lý: Áp lực, stress trong thời gian dài, trải qua cú sốc tâm lý lớn, lo lắng, cơ thể mệt mỏi cũng rất dễ dẫn đến vô kinh.

Mất kinh do hiện tượng hội chứng buồng trứng đa nang: Khiến cho nồng độ estrogen và androgen tăng cao từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết hormone của tuyến yên, tác động đến chức năng của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.



Luyện tập thể dục thể thao quá mức: Ảnh hưởng tiêu cực đến vùng dưới đồi của não bộ, vận động quá mạnh ngăn cản quá trình rụng trứng và làm dày nội mạc tử cung từ đó sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều, vô kinh, tắt kinh.

Tác dụng phụ của phương pháp tránh thai: Uống thuốc tránh thai, dùng que cấy tránh thai, tiêm thuốc tránh thai…

Suy buồng trứng sớm hay còn gọi là mãn kinh sớm: Buồng trứng không còn khả năng sản xuất trứng và rụng trứng.

Biết được những nguyên nhân gây bệnh, từ đó ta nên phòng ngừa bệnh trước khi mắc phải. Như đã nói trên, khi mắc phải bệnh lý này thì người bệnh nên đến những cơ sở y tế chuyên phụ khoa để có thể điều trị nhanh chóng để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân, đặc biệt là không ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM