Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Cách chữa trị viêm nứt kẽ ở hậu môn

Nứt kẽ ở hậu môn là do lớp da ống hậu môn dưới nếp nhăn bị nứt ra. Vết nứt có chiều dài từ 0,5 - 1 cm, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn khi đi đại tiện. Khi vẫn cứ kéo dài căn bệnh này sẽ dễ đến việc hình thành các căn bệnh khác như apxe hậu môn, rò hậu môn… Sau đây là những cách chữa trị viêm nứt kẽ ở hậu môn mà người bệnh cần biết.



Nguyên nhân gây nứt kẽ ở hậu môn


Nứt kẽ ở hậu môn dễ mắc phải do một số nguyên nhân sau.

- Rất nhiều người bị táo bón thường bị nứt kẽ ở hậu môn. Khi bị táo bón, việc đại tiện trở nên khó khăn và người bệnh phải rặn mạnh. Do đó làm nếp gấp hậu môn bị rách, hình thành vết nứt kẽ ở hậu môn.

- Hậu môn bị nhiễm khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách làm cho da hậu môn bị viêm nhiễm, khiến khối áp xe dưới da hậu môn bị vỡ ra tạo thành vết nứt ở kẽ hậu môn.

- Cơ vòng hậu môn bị căng ra quá mức cũng làm cho kẽ hậu môn bị rách, tạo thành vết nứt. Cơ vòng bị co thắt căng ra có thể do hậu môn bị viêm nhiễm.

Biểu hiện của viêm nứt kẽ ở hậu môn


Khi bị viêm nứt kẽ ở hậu môn, người bệnh thường có một số biểu hiện như sau:

- Hậu môn bị rách, đau như dao khứa, đau nhiều khi đại tiện và thậm chí là rỉ máu ở vết nứt hậu môn.

- Đại tiện ra máu tươi, lương máu có thể ít chỉ dính một chút ở phân, hoặc máu chảy nhỏ giọt, chảy thành tia tùy vào vết nứt sau hay nông.




- Hậu môn, đặc biệt là chỗ vết nứt có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau xót khi đi đại tiện hoặc đi vệ sinh.

- Hậu môn thường trong trạng thái ẩm ướt, dễ viêm nhiễm.

- Nứt kẽ ở hậu môn không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.


Cách chữa viêm nứt kẽ ở hậu môn


Điều trị nứt kẽ ở hậu môn bằng thuốc thường có hai loại thuốc chính là Đông Y và Tây Y

Điều trị nứt kẽ ở hậu môn bằng thuốc Tây Y

- Kem bôi Nytrogylcerin: Có tác dụng làm giãn mạch và gia tăng lượng máu đến các vết nứt kẽ ở hậu môn. Từ đó làm cho các vết nứt mau lành, giảm đau và giảm co thắt.

- Kem bôi botox: Có tác dụng làm giảm các triệu chứng co thắt, giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ bệnh nứt kẽ ở hậu môn diễn biến nặng hơn.

- Thuốc hạ áp Nifedipine: Giúp làm giảm hiện tượng co thắt tại mạch máu và các tác dụng đáng kể trong việc giảm đau đớn cho người bị nứt kẽ ở hậu môn.

- Thuốc hạ áp Diltiazem: Có tác dụng tương tự như Nifedipine và được sử dụng tương đối phổ biến với người bị nứt kẽ ở hậu môn.

Điều trị nứt kẽ ở hậu môn bằng thuốc Đông Y




Theo Đông Y, nứt kẽ ở hậu môn là do cơ thể bị nóng, táo bón kéo dài, khi đi đại tiện người bệnh thường rặn nhiều. Từ đó hình thành các vết rách tại hậu môn. Bên cạnh đó, việc xâm nhập của vi khuẩn và các yếu tố có hại sẽ khiến cho khí huyết không lưu thông và hình thành các vết nứt ở hậu môn. Do đó, các bài thuốc Đông Y chủ yếu quan tâm tới việc giải nhiệt, giảm viêm, tiêu sưng.

Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông Y để xông, uống và rửa hậu môn, có tác dụng chống viêm nhiễm, nhuận tràng, làm lành các tổn thương tại hậu môn.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM 

Nguồn: tribenhtritaitphcm.blogspot.com